XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khả năng sử dụng nước để xử lý dung dịch mía đường

Go down

Khả năng sử dụng nước để xử lý dung dịch mía đường Empty Khả năng sử dụng nước để xử lý dung dịch mía đường

Bài gửi by hitman17528 Mon Apr 21, 2008 3:35 pm

Khả năng sử dụng nước để xử lý dung dịch mía đường Mia110

Các
số liệu thu được trong phòng thí nghiệm cho thấy dùng H2O2 có kết quả
tốt hơn so với phương pháp sulfit hóa về mặt khử màu, khử polyphenol,
axit amin và tinh bột cho dung dịch mía đường ảnh hưởng đối với các
tính chất khác như: độ tinh khiết, hàm lượng tro khi xử lý bằng H2O2
cũng đang được thử nghiệm...





Nước mía ép là dung dịch chứa nhiều
thành phần gồm đường sacaro, đường khử, các axit hữu cơ và các chất
màu. Trong quá trình chế biến, các sản phẩm như melanoidin, melanin và
caramen được hình thành làm dung dịch mía ép biến màu. Khử các chất màu
trong nước mía ép là vấn đề khó mà ngành sản xuất đường phải giải
quyết. Tại ấn Độ, người ta thường sử dụng SO2 để làm trong và tẩy nước mía ép để sản xuất đường trắng. Mặt hạn chế của quá trình sulfit hóa là đưa thêm thành phần SO2 vào đường. Vì H2O2 có một vài ưu điểm hơn SO2
như chi phí thấp, sẵn có, không độc hại và là chất tẩy sạch nên nó đã
được người ta thử dùng làm chất tẩy màu cho nước mía mới ép. H2O2
không những khử được màu của nước mía ép mà còn tiếp tục khử các chất
còn lại có khả năng tạo màu trong suốt quá trình sản xuất.
Các thực nghiệm đã
được tiến hành trong phòng thí nghiệm một nhà máy đường địa phương ở ấn
Độ. Người ta đã lấy 5kg nước mía cô đặc từ quy trình sản xuất thông
thường đem xử lý ở nhiệt độ 50oC với H2O2 50% và nồng độ H2O2 trong nước mía cô đặc là 10-50 phần triệu (ppm).
Những hạn chế trong quá trình sử dụng SO2 làm trong nươc mía ép và tẩy màu nước mía cô đặc cũng được khắc phục khi người ta bổ sung thêm .
H2O2 đã được sử dụng thử nghiệm trong quá trình tẩy màu nước mía ép, nước mía cô đặc, đường tinh luyện nóng chảy và rượu màu. H2O2
oxy hóa các chất màu thành loại không còn khả năng tạo ra màu và chúng
sẽ dễ bị loại bỏ nhờ các chất hấp phụ. Trong các thử nghiệm ở nước
đường mía cô đặc được sulfit hóa, xử lý thêm bằng H2O với liều lượng 20-50 ppm người ta thấy màu của nước đường mía cô đặc còn giảm tiếp 3 -5% nữa.
Xử lý nước đường mía cô đặc bằng H2O2
không chỉ làm chất màu bị khử, mà còn làm cho chất lượng nói chung của
đường tốt hơn vì đã giảm được cả các polyphenol, axit amin và tinh bột;
Hàm lượng polyphenol có thể giảm 8-9%. H2O2 có thể phân hủy axit amin thành amoniac và hợp chất cacbonyl; đạt tỷ lệ khử 4%.
Tinh bột là thành
phần có vai trò chính làm tăng độ nhớt và làm chậm quá trình kết tinh
đường. Tỷ lệ khử tinh bột đạt 20% khi xử lý bằng H2O2, H2O2 là chất thân môi trường, không độc, có tác dụng tẩy, đáng được ngành mía đường quan tâm.

LÊ NGỌC

INT Sugar JNL, 1998
hitman17528
hitman17528
Quản lý forum
Quản lý forum

Nam
Tổng số bài gửi : 447
Age : 36
Đến từ : HCMUT,K2005 WRE Class
Nghề nghiệp : Student
Registration date : 21/01/2008

http://360.yahoo.com/hitman17528

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết