XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Xử lý nước thải bằng lau sậy

Go down

Xử lý nước thải bằng lau sậy Empty Xử lý nước thải bằng lau sậy

Bài gửi by hitman17528 Sun Apr 06, 2008 7:08 am

Xử lý nước thải bằng lau sậy 28112010

Lau
sậy là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt
nhất. Hệ sinh vật xung quanh rễ của chúng vô cùng phong phú, có thể
phân huỷ chất hữu cơ và hấp thụ kim loại nặng trong nhiều loại nước
thải khác nhau, như các loại nước thải làng nghề.




Phương pháp dùng lau
sậy xử lý nước thải do Giáo sư Kathe Seidel người Đức đưa ra từ những
năm 60 của thế kỷ 20. Khi nghiên cứu khả năng phân huỷ các chất hữu cơ
của cây cối, ông nhận thấy điểm mạnh của phương pháp này chính là tác
dụng đồng thời giữa rễ, cây và các vi sinh vật tập trung quanh rễ.
Trong đó, loại cây có nhiều ưu điểm nhất là lau sậy.


Không như các cây
khác tiếp nhận ôxy không khí qua khe hở trong đất và rễ, lau sậy có một
cơ cấu chuyển ôxy ở bên trong từ trên ngọn cho tới tận rễ. Quá trình
này cũng diễn ra trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng của cây. Như
vậy, rễ và toàn bộ cây lau sậy có thể sống trong những điều kiện thời
tiết khắc nghiệt nhất. Ôxy được rễ thải vào khu vực xung quanh và được
vi sinh vật sử dụng cho quá trình phân huỷ hoá học. Ước tính, số lượng
vi khuẩn trong đất quanh rễ loại cây này có thể nhiều như số vi khuẩn
trong các bể hiếu khí kỹ thuật, đồng thời phong phú hơn về chủng loại
từ 10 đến 100 lần.


Chính vì vậy, các
cánh đồng lau sậy có thể xử lý được nhiều loại nước thải có chất độc
hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn. Hiệu quả xử lý nước thải sinh
hoạt (với các thông số như amoni, nitrat, phosphát, BOD5, COD, colifom)
đạt tỷ lệ phân huỷ 92-95%. Còn đối với nước thải công nghiệp có chứa
kim loại thì hiệu quả xử lý COD, BOD5, crom, đồng, nhôm, sắt, chì, kẽm
đạt 90-100%.

Theo thạc sĩ Nguyễn Quang Minh, Vụ
khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng, nước ta hiện có khoảng 1.450 làng nghề
truyền thống, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ, với các nghề như
chế biến sản phẩm nông nghiệp (làm bún, miến, nấu rượu, chế biến thịt
gia súc, gia cầm); sản xuất, tái chế giấy, sắt, nhựa, hoá chất; sản
xuất đồ gốm, mộc, kim khí… Tại nhiều làng nghề, nước thải đang là nguy
cơ lớn gây ô nhiễm nước mặt, làm phát sinh nhiều mầm bệnh nguy hiểm…
Nước thải không được xử lý mà xả thẳng ra sông, hồ, kênh, mương... hay
đất bỏ hoang của làng.

Việt Nam là đất nước nhiệt đới, khí
hậu nóng ẩm, rất thích nghi cho sự phát triển của các loại lau sậy. Mặt
khác ở các làng, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang cũng còn khá
lớn. Do vậy, việc áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng lau sậy sẽ
rất hiệu quả.
Theo ông Minh, cánh đồng lau sậy có thể được làm như sau: lợi
dụng các vùng đất bỏ hoang chia làm nhiều ô, diện tích mỗi ô khoảng
0,4ha và có cấu tạo gồm: trên cùng là lau sậy được trồng với mật độ 20
cây/m2 trên lớp đất và phân. Lớp tiếp theo là cát 0,1 mét, rồi đến lớp
sỏi cỡ lớn dày 0,55 mét và sỏi nhỏ 0,25 mét. Ở độ sâu 0,7 mét, cứ cách
10 mét đặt các ống thoát nước đường kính 100 mm. Tải trọng lọc trên
cánh đồng lau sậy đạt 750 m3/ha/ngày.

Quy trình hoạt động: nước thải tập
trung từ bồn chứa được bơm vào bãi thấm qua “bộ lọc” là tấm thảm rễ lau
sậy, sau đó tiếp tục thấm qua các lớp vật liệu lọc, rồi chảy xuống các
ống thoát nằm phía dưới và thải ra tự nhiên. Nước sau xử lý đạt tiêu
chuẩn loại B. Độ pH và các chỉ số sinh hoá ổn định cho phép vi sinh vật
hoạt động bìnhthường, riêng chất rắn lơ lửng đạt loại A (50mg/l).
Theo Khoa học và Đời sống

hitman17528
hitman17528
Quản lý forum
Quản lý forum

Nam
Tổng số bài gửi : 447
Age : 36
Đến từ : HCMUT,K2005 WRE Class
Nghề nghiệp : Student
Registration date : 21/01/2008

http://360.yahoo.com/hitman17528

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết