XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nguồn nước sinh hoạt ở TP.HCM bẩn trầm trọng

Go down

Nguồn nước sinh hoạt ở TP.HCM bẩn trầm trọng Empty Nguồn nước sinh hoạt ở TP.HCM bẩn trầm trọng

Bài gửi by hitman17528 Sat Apr 05, 2008 12:30 pm

Nguồn nước sinh hoạt ở TP.HCM bẩn trầm trọng Images12

Đường dẫn dầu
diesel đổ vào khu vực thu nước nhà máy nước Thủ Đức; thuyền bè neo đậu
tại khu vực bảo vệ nguồn nước của nhà máy nước Bình An. Theo bản đồ
dịch tễ học, năm 2007 TP.HCM có 6.740 ca mắc các bệnh đường ruột, xuất
hiện ở 24 quận huyện.




Ngày 4/4, BS Lê Thanh Hải - GĐ Trung
tâm Y tế Dự phòng (TTYTDP) TP.HCM cho biết, qua giám sát chất lượng
nước 2007, Trung tâm cảnh báo khu vực bảo vệ nguồn nước (trong phạm vi
200m từ điểm lấy nước trong thượng nguồn, 100m từ điểm lấy nước xuống
hạ lưu và 100m về phía 2 bên bờ sông) có nguy cơ bị ô nhiễm cao. Đồng
thời, nguồn thải trên thượng nguồn chưa được quản lý tốt.




Chỉ 1/9 mẫu nước đạt chất lượng

Hiện nay, nguồn cung
cấp nước cho người dân thành phố chủ yếu từ sông Đồng Nai qua xử lý của
nhà máy nước Thủ Đức và Công ty cấp nước Bình An, và từ sông Sài Gòn,
qua xử lý của Nhà máy nước Tân Hiệp. Ngoài ra, còn có một nguồn nước
ngầm qua xử lý của Công ty TNHH 1 thành viên Nước ngầm Sài Gòn.


Năm 2007, TTYTDP
TP.HCM đã thực hiện lấy mẫu nước nguồn 6 tháng/lần tại trạm bơm của 4
nhà máy nước và 1 mẫu đột xuất tại bến đò Tám Tắc (sông Sài Gòn). Tổng
cộng 9 mẫu nước nguồn. Tuy nhiên chỉ có 1 mẫu (11%) đạt, còn lại 8 mẫu
nước đều nhiễm kim loại nặng.


Theo BS. Lê Thanh Hải,
nước sông Sài Gòn, Đồng Nai có hàm lượng amonia (NH3) vượt chuẩn cho
phép. Riêng sông Sài Gòn ô nhiễm nặng do nồng độ chất hữu cơ cao. Nguồn
nước giếng thô thì lại nhiễm kim loại như sắt hay mangan.


BS Hải cảnh báo, khu
vực bảo vệ nguồn nước (trong phạm vi 200m từ điểm lấy nước trong thượng
nguồn, 100m từ điểm lấy nước xuống hạ lưu và 100m về phía 2 bên bờ
sông) có nguy cơ bị ô nhiễm cao. Đồng thời, nguồn thải trên thượng
nguồn chưa được quản lý tốt.


Tại Thủ Đức, nhiều
công trình lại được xây dựng trong khu vực bảo vệ nguồn nước. Tại nhà
máy Bình An, thuyền bè neo đậu trong khu vực bảo vệ. Tại Tân Hiệp, khu
vực bảo vệ nguồn nước thường xuyên dày đặc lục bình do phao chắn rác hư
hỏng. Còn xung quanh khu vực bảo vệ giếng khoan của nguồn nước ngầm Tân
Phú, nước ống cống, nước thải đang đổ về.


Thêm một bãi phân bã
mía tại bến đò Tám Tắc, cách khu vực thu nước 2km về phía thượng nguồn,
gây ô nhiễm trầm trọng nước nguồn. Nhà máy nước Tân Hiệp phải sử dụng
lượng lớn hóa chất khử trùng để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho mạng
lưới. Đồng thời, nguồn ô nhiễm từ khu công nghiệp Tân Quy đổ vào khu
vực sông Sài Gòn (phía hạ nguồn khu vực thu nước).


Nguồn nước sinh hoạt ở TP.HCM bẩn trầm trọng Images13
Gián chết nổi quanh các thành hồ nước ở khu chung cư


Bệnh đường ruột xuất hiện ở 24 quận huyện

Trong khi đó, với số lượng hồ chứa nước hiện nay là hơn 1.000 hồ chứa,
TTYTDP TP.HCM không đủ kinh phí xét nghiệm miễn phí cho tất cả hồ chứa
nước chung cư. Tuy nhiên, qua một lần kiểm tra, đoàn đã phát hiện gián
chết nổi quanh các thành hồ chứa nước ở chung cư.


Đồng thời, qua giám
sát, TTYTDP TP.HCM đã phát hiện tại các điểm cuối nguồn độ clo dư (chất
khử trùng) thấp, tập trung ở các quận như quận 6, 8, Bình Chánh.


Theo bản đồ dịch tễ
học, năm 2007 TP.HCM có 6.740 ca mắc các bệnh đường ruột, xuất hiện ở
24 quận huyện. Trong đó, quận 6, 8, Bình Chánh là những quận có số ca
mắc cao nhất, đặc biệt là các ca tiêu chảy. Cụ thể, quận 6 có 714 ca,
quận 8 có 1217 ca và Bình Chánh có 588 ca.



Theo BS Lê Thanh Hải: "Tổng Công ty
Cấp nước Sài Gòn phải chịu trách nhiệm cung cấp nguồn nước an toàn và
vệ sinh đến vòi sử dụng của nhà dân. Thời gian qua, sau khi phát hiện
độ clo dư thấp tại các điểm cuối nguồn, TTYTDP/TP đã có thông báo định
kỳ hàng tháng chất lượng clo dư tại những vùng không đạt".


Được biết, Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn đã có nỗ lực tăng cường độ clo dư trên mạng lưới đường ống, nhưng
khi độ clo dư các điểm cuối nguồn đạt tiêu chuẩn cho phép thì tại các
điểm đầu nguồn độ clo dư lại quá cao. TTYTDP TP.HCM có đề nghị Tổng
Công ty Cấp nước Sài Gòn bổ sung trạm châm bổ sung clo cuối đường ống
nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.



Theo Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), khoảng 80% trong tổng số ca bệnh và trên 1/3 ca chết tại
những quốc gia đang phát triển là do tiêu thụ nước ô nhiễm. Trung bình
mỗi người mất đi 1/10 thời gian và làm việc vì các bệnh có liên quan
đến nước.



Hương Cát (Vietnamnet)
hitman17528
hitman17528
Quản lý forum
Quản lý forum

Nam
Tổng số bài gửi : 447
Age : 36
Đến từ : HCMUT,K2005 WRE Class
Nghề nghiệp : Student
Registration date : 21/01/2008

http://360.yahoo.com/hitman17528

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết