XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các sinh vật ngoại lai tấn công các thủy vực ven biển trên thế giới

Go down

Các sinh vật ngoại lai tấn công các thủy vực ven biển trên thế giới Empty Các sinh vật ngoại lai tấn công các thủy vực ven biển trên thế giới

Bài gửi by hitman17528 Thu Apr 03, 2008 7:32 am

Các sinh vật ngoại lai tấn công các thủy vực ven biển trên thế giới 03kd011

Tổ
chức bảo tồn thiên nhiên cho biết, các loài thủy sinh vật lạ xâm lấn
tới 84% bờ biển trên thế giới. Vịnh San Francisco là thủy vực bị xâm
lấn nhiều nhấ. Trái đất có 85 loài sinh vật ngoại lai xâm lấn, trong đó
66% là loài có hại. Hơn một nửa số cá ở Vịnh này và hầu hết các sinh
vật tầng đáy đều không sinh ra ở đây và các loài ngoại lai mới liên tục
được du nhập. Các loài ngoại lai xâm lấn có xu hướng tiêu diệt các loài
động, thực vật bản địa, phá vỡ chuỗi thức ăn và làm thay đổi các qui
trình cơ bản của môi trường tự nhiên.




Cua
Trung Quốc là một trong hơn 200 loài ngoại lai xâm lấn ở vùng Delta và
Vịnh San Francisco từ những năm 1850. Tài liệu ở California năm 1992
chứng minh rằng những con cua nhỏ này là sinh vật đầu tiên được đưa tới
Vịnh San Francisco theo nước dằn của tàu. Chúng sinh sản nhanh và phát
triển rộng khắp vùng Delta. Chúng đe doạ gây nguy hiểm cho quần thể cá
hồi của bang này vì thức ăn của cua là cá hồi con.

Nhà
khoa học về bảo tồn là Jennifer Molnar, thuộc Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên đã viết trong nghiên cứu “Đánh giá mối đe dọa toàn cầu của các
loài sinh vật ngoại lai tới đa dạng sinh học biển”, cho biết đây là vấn
đề có phạm vi rộng lớn. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tàu thuyền qua lại
trên các đại dương đem theo các loài sinh vật ngoại lai bám vào vỏ tàu.
Vì vậy, ước tính có tới 10.000 loài sinh vật ngoại lai quá cảnh vào bất
cứ thời điểm nào trên khắp thế giới.

Hawaii
được xác định là vùng sinh thái có tỷ lệ xâm lấn cao với 73 loài ngoại
lai trong đó 42% loài được xem là có hại đang gây xáo trộn nhiều loài
hoặc hệ sinh thái rộng lớn. Nghiên cứu chỉ bao gồm các loài có dữ liệu
khoa học về tác động sinh thái của chúng và các nhà khoa học địa phương
cho rằng còn có nhiều loài ngoại lai ở biển hơn ở Hawaii. Theo nghiên
cứu, có thể con đường di chuyển của các loài ngoại lai này ở Hawaii là
bằng tàu biển và nuôi trồng thủy sản. Theo Celia Smith, giáo sư và
chuyên gia về cỏ biển thuộc Khoa thực vật học ở Đại học Hawaii, dễ nhận
thấy tác động mà loài tảo ngoại lai gây ra cho một số rạn san hô ở
Hawaii. Lo ngại nữa là các rạn san hô ở các nơi khác thuộc Thái Bình
Dương cũng phải gánh chịu tác động tương tự.

Cần
phải cung cấp các công cụ để quản lý có hiệu quả các bờ biển. Một công
cụ hiệu quả để chống lại loài tảo ngoại lai ở Hawaii là máy Super
Sucker, máy hút ‘bụi’ dưới nước hút tảo ngoại lai khỏi rạn san hô và đổ
vào thuyền nằm trên mặt nước. Như vậy, phân loại được sinh vật biển bản
địa và thả chúng xuống nước. Tảo ngoại lai được cho vào bao tải và cung
cấp cho người nông dân trồng khoai sọ làm phân bón. Thiết bị cỡ lớn này
có thể hút khoảng 436 kg tảo/giờ.

Hiện
nay, nếu 2 dự thảo luật được Cơ quan lập pháp bang thông qua, người ta
sẽ tài trợ cho máy Super Sucker hoạt động cả ngày ở Vịnh Kaneohe trong
1 năm và mua 1 thiết bị di động. Theo Eric Conklin, máy Super Sucker là
thành phần chính của chiến lược quản lý tổng hợp kiểm soát loài tảo
ngoại lai này ở Hawaii. Công việc nghiên cứu chứng tỏ có thể loại bỏ
hiệu quả khối lượng lớn tảo ngoại lai ra khỏi các rạn san hô bị tấn
công. Trong một số trường hợp, có thể phục hồi rạn san hô ở trạng thái
có khả năng duy trì loài cá bản địa khi không có tảo. Chi phí cho việc
đối phó với các loài ngoại lai kể cả các sinh vật ngoại lai ở biển có
thể rất lớn. Mỗi năm Hoa Kỳ chi 120 tỷ USD để kiểm soát và khắc phục
thiệt hại do hơn 800 loài sinh vật ngoại lai gây ra.

Một
loài cỏ biển nhiệt đới (Caulerpa) đã xâm lấn biển Địa Trung Hải và biển
Ôxtrâylia, được vận chuyển trên neo của những chiếc thuyền câu cá giải
trí. Loài cỏ này độc hại cho nhiều loài cá và phát triển nhanh, xâm lấn
và tiêu diệt loài cỏ biển bản địa. Khi quần thể cỏ caulerpa được phát
hiện ở cảng của Ôxtrâylia năm 2000, những người thợ lặn phải mất 6 năm
và chi hơn 4 triệu USD để diệt tận gốc loài cỏ ngoại lai này.

Trên
khắp các đại dương của thế giới, các sinh vật thủy sinh ngoại lai gây
thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế, vì chúng thu hẹp hoạt động đánh bắt,
làm bẩn vỏ tàu và gây tắc nghẽn các ống nước. Một số sinh vật thủy sinh
ngoại lai thậm chí có thể gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con
người. Nghiên cứu đưa ra nhiều ví dụ về thiệt hại này như loài sứa
ngoại lai được một chiếc tàu mang tới Biển Đen vào đầu những năm 1990.
Loài sứa ngoại lai này ăn trứng cá và sinh vật nổi và chúng đã phá hủy
các quần thể cá ở Biển Đen và phá vỡ toàn bộ chuỗi thức ăn vốn có của
vùng biển này. Vào thời kỳ cao điểm, sinh vật ngoại lai này chiếm tới
90% trọng lượng của toàn bộ sinh vật sống ở Biển Đen. Khi loài sứa này
xâm nhập biển Caribê, chúng gây nguy hiểm hơn nữa, làm suy giảm quần
thể cá và đe dọa hải cẩu ở biển Caribê vừa bị đói vừa dễ bị tổn thương.

Tổ
chức Bảo tồn Thiên nhiên đang hoạt động với nội dung của chương trình
toàn cầu về các loài thủy sinh vật ngoại lai, liên minh 4 tổ chức môi
trường quốc tế, nhằm ngăn chặn sự du nhập của các loài thủy sinh vật
ngoại lai ở biển. Tổ chức này cũng khuyến cáo các nhà hoạch định chính
sách về các biện pháp phát triển các chiến lược ngăn ngừa tại cảng và
trên các tàu vận chuyển hàng hải. Hội nghị lần thứ 9 các bên tham gia
Công ước về Đa dạng Sinh học sẽ được tổ chức ở Bonn (Đức) vào tháng
5/2008 sẽ xem xét sâu hơn về các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn.

Nguồn: ENS
hitman17528
hitman17528
Quản lý forum
Quản lý forum

Nam
Tổng số bài gửi : 447
Age : 36
Đến từ : HCMUT,K2005 WRE Class
Nghề nghiệp : Student
Registration date : 21/01/2008

http://360.yahoo.com/hitman17528

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết