XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thuỷ lợi Vn

Go down

Thuỷ lợi Vn Empty Thuỷ lợi Vn

Bài gửi by bluenight Tue Jun 05, 2007 10:00 pm

THUỶ LỢI VIỆT NAM
NHỮNG THÀNH TỰU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Việt Nam hiện có một nền kinh tế nông nghiệp, tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển bền vững của đất nước. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với sự hình thành của hệ thống đê điều chống lũ hàng ngàn năm với hệ thống kênh rạch để mở mang vùng đất mới, phát huy mặt lợi của nước, hạn chế mặt hại của nước để tồn tại và phát triển. Cũng chính nhờ lợi thế đó, một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ nghìn năm ở Đồng bằng sông Hồng và di cư vào đồng bằng sông Cửu Long 300 năm trước đây.
Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, thuỷ lợi mới thực sự trở thành một ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được ưu tiên đầu tư, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.
Việt Nam có 2360 con sông, trong đó có 9 hệ thống sông lớn với lưu vực từ 10.000km2 trở lên như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông Đồng Nai. Phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long đã bồi đắp nên 2 đồng bằng đất đai mầu mỡ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, 2 vựa lúa lớn của Việt Nam. Tổng lượng nước mặt chảy qua lãnh thổ Việt Nam trung bình nhiều năm là 835 tỷ m3, trong đó chỉ có 313 tỷ m3 phát sinh trong lãnh thổ, 522 tỷ m3 từ lãnh thổ các nước khác đổ vào. Riêng sông Mê Kông có 505 tỷ m3, sông Hồng và sông Thái Bình có 137 tỷ m3. Hai lưu vực sông này có tổng lượng dòng chảy chiếm 77% tổng lượng dòng chảy trong cả nước. Lượng nước ngầm khá dồi dào, gần 50 tỷ m3 hàng năm. Có thể khai thác 20-30% trữ lượng.
Tiềm năng thuỷ điện khoảng 230-300KWh/năm trong đó có thể khai thác 90-100 KWh/năm, sông Hồng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất. Nước còn tạo môi trường cho vận tải thuỷ và du lịch.
Tuy nhiên nguồn nước lại phân bố không đều theo thời gian và không gian, bình quân cả nước 2,51m3/m2, đồng bằng sông Cửu Long 13m3/m2, đồng bằng sông Hồng 10,5 m3/m2 nhưng vùng cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) 0,4-0,5 m3/m2. Mùa khô kéo dài 7-8 tháng nhưng lượng mưa chỉ chiếm 20-30%, mùa mưa 4-5 tháng nhưng lượng nước chiếm tới 70-80% tổng số lượng mưa năm. Sự phân bố bất lợi đó thường xuyên gây khô hạn khắc nghiệt trong mùa khô và trong mùa mưa lũ ngập úng đe doạ nghiêm trọng.
Khi cách mạng Tháng Tám mới thành công, công trình thuỷ lợi tưới, tiêu trong cả nước chỉ có 13 hệ thống, trong đó có nhiều hệ thống làm dở dang nên không đạt năng lực thiết kế, tổng năng lực tưới 30 vạn ha, tiêu 8 vạn ha. Đồng bằng Nam Bộ chỉ có một số kênh rạch để giao lưu, còn việc canh tác phải dựa vào nước trời, chưa có công trình ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn, giữ ngọt. Trung Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc hàng năm đều chịu hạn. Đồng bằng sông Hồng nhiều vùng rộng lớn phải bỏ hóa vụ mùa vì bị úng. Đê Bắc Bộ và Thanh Nghệ Tĩnh bình quân 2-3 năm vỡ một lần.
Do nhận thức được vị trí quan trọng của công tác thuỷ lợi trong việc bảo vệ và phát triển đất nước nên Đảng và Chính phủ đã có những quyết định đúng đắn về chủ trương, kế hoạch, chính sách đầu tư thuỷ lợi, phát triển nguồn tài nguyên nước, vạch ra những bước đi thích hợp cho từng giai đoạn.
1. Trong lĩnh vực tưới tiêu, cung cấp nước:
Đã xúc tiến xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của 2 đồng bằng này. (Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng VIE/89/034-677/TTg 23/8/97, Định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi giao thông vận tải và xây dựng nông thôn đồng banừg sông Cưủ Long, 99/TTg 9/2/1996).
Trên các vùng lãnh thổ cũng đã xúc tiến quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch làm cơ sở cho đầu tư. Trọng tâm của việc xây dựng thuỷ lợi trong giai đoạn này là phát triển hệ thống tưới tiêu, đảm bảo sản xuất lương thực và củng cố hệ thống đê điều phòng chống lũ ngăn mặn để mở rộng sản xuất. Tính đến năm 1995 ngành thuỷ lợi Việt Nam đã có hệ thống các công trình thuỷ lợi với năng lực thiết kế tưới cho 3 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 700ngàn ha. Hình thành 75 hệ thống thuỷ nông lớn và vừa, 750 hồ chứa nước lớn và vừa, trên 10.000 hồ chứa nhỏ, 2000 trạm bơm điện lớn và vừa có công suất 450MW, 30 vạn máy bơm dầu. Đã tưới 5,6 triệu ha gieo trồng lúa (tăng so với năm 1985 là 1 triệu ha), tiêu úng 86,5 ngàn ha, tưới cho hoa màu và cây công nghiệp 560 ngàn ha, tiêu úng xổ phèn cho 1,6 triệu ha, cải tạo 70 vạn ha đất mặn ven biển, tạo nguồn nước cung cấp cho hàng chục triệu dân ở nông thôn, thành thị, cung cấp nước ăn cho đồng bào vùng cao, cho các khu công nghiệp, các khu định canh định cư, vùng chuyên canh cây ăn quả và cây công nghiệp. Riêng diện tích trồng lúa được tưới chiếm 80% tổng diện tích lúa trong cả nước. Đây là một tỷ lệ cao về đất nông nghiệp được tưới so với các nước trên thế giới.
2. Trong lĩnh vực đê điều:
Hệ thống đê điều đã hình thành 7700km, trong đó đê sông 5700km, đê biển 2000km và gần 3000km đê bao ngăn lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống đê điều, đặc biệt hệ thống đê sông Hồng và sông Thái Bình, có vị trí sống còn trong việc bảo vệ dân sinh và sản xuất. Ngày nay sau khi có hồ Hoà Bình với dung tích phòng lũ 4,9 tỷ m3 thì hệ thống đê sông Hồng có thể chống lũ với mức nước (13,3m) tại Hà Nội (riêng đê Hà Nội có thể chống được mực nước 13,6m và trên sông Thái Bình đê chịu được mức nước lũ 7,21m tại Phả Lại).
Hệ thống đê biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ Quảng Ninh đến Quảng Nam Đà Nẵng) đã nâng cấp, chống đỡ bão cấp 9 ứng với triều trung bình. Tính đến năm 2000 sẽ hình thành 800km đê biển của các dự án trên, chống được thuỷ triều (3,5). Hệ thống đê bao, bờ ngăn lũ ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu bảo vệ lúa hè thu, chống lũ đầu mùa tháng 8, được kiểm nghiệm qua nhiều năm đã bảo đảm cho vùng ngập Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu từ một vụ lúa nổi trở thành sản xuất 2 vụ đông - xuân, hè - thu. Từ sau cơn bão số 5 (1997) Chính phủ bắt đầu cho nghiên cứu quy hoạch đê biển ở miền Nam từ Gò Công (Tiền Giang) đến Kiên Giang.
Trong 10 năm đổi mới chúng ta đã nâng tầm công tác thuỷ lợi nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá trước hết đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ quy hoạch tổng thể, tiến đến quy hoạch vùng và tiểu vùng. Từ mục tiêu sản xuất lúa đến mục tiêu tổng hợp.
Mục tiêu và nhiệm vụ của thuỷ lợi đến năm 2010:

  • Cơ bản khai thác hết đất nông nghiệp ở những vùng đất giàu tiềm năng, đưa sản lượng lương thực 38-40 triệu tấn.
  • Giải quyết cơ bản nước ăn cho trên 1 triệu đồng bào vùng cao còn thiếu nước, cấp nguồn nước cho các yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư.
  • Phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, nâng mức an toàn kỹ thuật của đê sông Hồng, sông Thái Bình và đê vùng Bắc khu 4 cũ chống đỡ an toàn với lũ lịch sử đã xảy ra cụ thể là: trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng các hồ chứa nước thượng nguồn, củng cố hệ thống đê điều, giải phóng lòng sông, cửa sông để thoát nước nhanh ra biển, xây dựng công trình phân lũ và tổ chức hộ đê phòng lũ.
  • Nâng cao mức bền vững của đê biển, đê ngăn mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo được mức chống bão cấp 10 khi có triều cường.
  • Tiến hành kiểm soát nguồn nước thải ở khu công nghiệp và đô thị.
  • Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, điều tra cơ bản, quy hoạch dài hạn. Đổi mới từng bước trang thiết bị vận hành công trình đã quá lạc hậu. ứng dụng các vật liệu mới, chất lượng cao trong xây dựng các công trình thuỷ lợi. ứng dụng tin học phục vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
  • Tăng cường đào tạo nhân lực, thể chế trong lĩnh vực quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
  • Cụ thể hoá phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong điều kiện cơ chế mới và hoàn cảnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân hiện nay đối với việc phát triển thuỷ lợi.


Phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long đã bồi đắp nên 2 đồng bằng đất đai màu mỡ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, 2 vựa lúa lớn của Việt Nam và cũng là một trong những cái nôi đầu tiên của loài người với nền văn minh lúa nước có lịch sử hàng nghìn năm

Đối mặt với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt người Việt đã sớm phải xây dựng những công trình trị thuỷ, nhưng phải tới thế kỷ IX mới có công trình kiên cố là đê bao thành Đại La với chiều dài 8.500 m, cao 6m. Ngày nay đã xây dựng được hệ thống đê có chiều dài 7700 km, trong đó đê sông 5700 km, đê biển 2000 km, ngoài ra còn 3000 km đê bao ngăn lũ ở Đồng băng sông Cửu long. Hệ thống đê điều của Việt nam có vị trí sống còn trong việc bảo vệ dân sinh - kinh tế.

Ngày nay ngành thuỷ lợi đã có hệ thống các công trình thuỷ lợi với năng lực thết kế tưới cho cho 3 triệu ha, ngăn mặn 700 nghìn ha. Hình thành 75 hệ thống thuỷ nông lớn và vừa. Đã xây dựng 750 hồ chứa lớn và vừa, trên 10.000 hồ chứa nhỏ, 2000 trạm bơm điện lớn và vừa có công suất 450MW, 300.000 máy bơm dầu. Tưới cho 6 triệu ha lúa, 1 triệu ha hoa màu và cây công nghiệp, tiêu úng cho 86,5ha, tiêu úng xổ phèn cho 1,6 triệu ha, cải tạo 700.000 ha đất mặn ven biển, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu dân cư ở các vùng đô thị, nông thôn, cung cấp nguồn nước cho các khu công nghiệp, phát điện với công suất 4.391 MW, vùng chuyên canh cây ăn quả và cây công nghiệp, 80% diện tích trồng lúa được tuới.

bluenight
bluenight
Thành viên mới tham gia
Thành viên mới tham gia

Nam
Tổng số bài gửi : 8
Age : 36
Registration date : 05/06/2007

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết