XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh

Go down

Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh Empty Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bài gửi by Admin Fri Oct 17, 2008 7:56 am

nguồn : vncold.vn
Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thành
phố Hồ Chí Minh có địa hình khá bằng phẳng nhưng thấp, chịu tác động
trực tiếp của dòng chảy lũ từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (phía thượng
nguồn), đồng thời chịu triều cường từ biển Đông, do vậy thường xảy ra
ngập úng, đặc biệt là những năm gần đây. Ban biên tập website giới
thiệu bài viết của TS. Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Qui hoạch thuỷ
lợi miền Nam, về vấn đề tiêu thoát nước của thành phố này












I. Thực trạng ngập úng và nguyên nhân
I.1. Thực trạng





Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai và giáp với biển Đông, nơi
có địa hình thấp và khá bằng phẳng với gần 75% diện tích có cao độ dưới
+2 m, chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu thông qua các
sông Đồng Nai, Sài Gòn cũng như những tác động trực tiếp từ triều biển
Đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng. Để chủ động đối phó
với tình trạng ngập úng trên địa bàn, TP.HCM đã có những đầu tư không
nhỏ về công sức, vốn để giải quyết vấn đề này.


Theo
trang web báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 24/10/2005, chỉ riêng 2 năm
2004-2005 có đến 46 dự án chống ngập với tổng kinh phí trên 700 tỷ đồng
(chưa kể nguồn kinh phí đầu tư của các quận huyện và các dự án có nguồn
vốn ODA) đã được đầu tư thực hiện.
Ngoài ra, hàng năm TP.HCM đầu tư khoảng 60-70 tỷ đồng
cho công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thoát nước như nạo
vét, sửa chữa hệ thống, bơm chống ngập và một số công tác liên quan,…
Tuy nhiên, tình trạng ngập úng vẫn thường xuyên xảy ra, hàng năm phát
sinh thêm các điểm ngập mới, đặc biệt là tại các khu vực đang đô thị
hóa đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của thành phố. Ước tính thiệt hại trực tiếp và
gián tiếp do ngập úng hàng năm lên đến 500 tỷ đồng. Tính
đến tháng 11/2006, toàn thành phố còn 105 điểm ngập (47 điểm ngập do
mưa, 51 điểm ngập do mưa kết hợp với triều, một số điểm ngập do không
có cống).
Các trường hợp ngập điển hình như ở khu vực Bùng binh
Cây Gõ - Tân Hoà Đông - Bà Hom (quận 6); khu vực Bình Thạnh (đường
Nguyễn Hữu Cảnh); quận 2 (phường Thảo Điền); Ngã tư Bốn Xã (quận Bình
Tân); kênh Ba Bò (quận Thủ Đức), đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9),…


Trong
những ngày đầu tháng 11-2006 mà đỉnh điểm là ngày 7-11-2006, triều
cường đã gây ra ngập tại TPHCM trên diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sinh hoạt, sức khoẻ của người dân và gây cản trở giao thông của
thành phố. Triều cường đã gây ngập tại hơn 40 điểm trong nội đô, đáng
chú ý là đã phát sinh thêm 6 điểm ngập mới. Ở vùng ngoại thành, triều
cường đã phá vỡ đê bao làm ngập cho các vùng canh tác nông nghiệp gây
thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Thời gian này, các phương
tiện thông tấn báo chí đã dành nhiều tập trung cho sự kiện này. Lắng
dịu trong thời gian ngắn, gần đây nhất những ngày cuối năm 2006, do
triều cường TP.HCM lại vỡ đê bao làm ngập nhiều khu vực như quận Thủ
Đức (phường Hiệp Bình Chánh), quận 12 (phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An
Phú Đông, Thời An), huyện Hóc Môn (xã Nhị Bình, Tân Hiệp), quận Gò Vấp
(phường 5). Ngoài ra, ô nhiễm môi trường trên các kênh rạch, đặc biệt
là các kênh rạch nội thành như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm,
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Tham Lương - Bến Cát,...
ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân
cư cũng như phát triển kinh tế. Do vậy, ngập úng, đặc
biệt là khu vực nội thành, vấn đề tiêu thoát nước đô thị, tiêu thoát
nước thải trở thành nỗi “ám ảnh”, thách thức lớn không chỉ của các cấp
lãnh đạo Đảng, Chính quyền ở cả cấp trung ương cũng như địa phương
(thành phố, quân huyện) mà còn là nỗi nơm nớp lo sợ của người dân mỗi
khi có các đợt triều cường và mùa mưa đến.




Admin
Admin
Administrator
Administrator

Nam
Tổng số bài gửi : 893
Age : 36
Đến từ : BKU
Nghề nghiệp : Vẫn chưa đi làm, công việc chính hiện tại vẫn là học.
Registration date : 03/06/2007

http://www.tainguyennuoc.com/

Về Đầu Trang Go down

Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh Empty Re: Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bài gửi by Admin Fri Oct 17, 2008 7:58 am

I.2. Nguyên nhân



Nguyên nhân gây ngập úng, lụt ở TP.HCM có thể tổng kết như sau:

Nguyên nhân khách quan:

TP.HCM
nhìn chung có cao độ địa hình thấp, 75% diện tích toàn thành phố, 25%
diện tích các quận (kể cả mới và cũ) có cao độ nhỏ hơn 2 m, tức là phần
diện tích có nguy cơ bị ngập úng khi triều cường.Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh Anh3


Ngập
úng do mưa: Khi mưa với cường độ khoảng trên 40 mm, thời gian ngắn
thường sinh ra ngập úng. Nếu mưa với cường độ lớn hơn, thời gian mưa
tập trung dài hơn thì mức độ ngập úng càng nguy hiểm hơn. Ngập úng do
mưa cũng có liên quan đến hệ thống tiêu thoát nước, đặc biệt là hệ
thống kênh cống tiêu ở khu nội thành.


Ngập
úng do triều: Do ảnh hưởng của triều biển Đông trong những lúc triều
lên hoặc triều cường, mực nước trong sông kênh lên cao gây khó khăn cho
việc tiêu thoát đối với những vùng đất thấp, gây ngập. Mực nước triều
lớn nhất ở khu vực TP.HCM dao động trong khoảng 1,5 m trong những đợt
triều cường. Diện tích đất có cao độ nhỏ hơn mực nước này, nếu không có
hệ thống tiêu thoát thì thường xuyên bị ngập. Ngập úng có thể lớn hơn
khi có triều cường truyền vào trong sông kênh, kết hợp lũ từ các công
trình thượng lưu xả về, đồng thời với mưa lớn xảy ra.


Ngập
úng do lũ: Ngoài lũ trực tiếp từ thượng lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn
ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM, lũ từ lưu vực sông Mê Kông thông qua hệ
thống kênh rạch nối liền các sông Vàm Cỏ với vùng TP.HCM làm cho mực
nước sông, kênh tăng cao, thậm chí tràn vào đồng ruộng gây ra ngập úng.
Tuy
nhiên, hiện nay, đối với TP.HCM, ảnh hưởng ngập úng do lũ từ sông Mê
Kông đã cơ bản được giải quyết nhờ có hệ thống cống kiểm soát lũ ở
khu vực này.


Nguyên nhân chủ quan:

Ngoài những nguyên nhân khách quan trên, còn có nguyên nhân chủ quan do con người gây nên, gồm:

Nguyên
nhân ngập úng do hệ thống tiêu (cống tiêu, kênh tiêu...): Đặc biệt là
khu nội thành, hệ thống tiêu thoát nước cũ kỹ, hư hỏng, không hoặc chưa
được duy tu, bão dưỡng, nạo vét thường xuyên hoặc chưa được hoàn
chỉnh,… cho nên khi có mưa (dù mưa vừa) cũng đã gây nên ngập úng nhiều
khu vực của thành phố.

TPHCM
hiện có 7 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước dài 926km với 412 cửa xả.
Tuy nhiên, tình trạng ngập nước ở các quận 5, 6, 8, 11, Bình Thạnh, Tân
Bình, Thủ Đức… đang ngày càng trầm trọng do đang có hơn 5.000 hộ dân
làm nhà lấn chiếm bờ kênh, thu hẹp dòng chảy, xả rác và nước thải trực tiếp xuống dòng kênh.


Hiện
tại có 182 vị trí sông, kênh, rạch bị lấn chiếm; tập trung nhiều nhất
là ở các quận, huyện: 7 (49 vị trí), 8 (39 vị trí), Thủ Đức, Bình Chánh
(24 vị trí), Bình Thạnh (17 vị trí), Nhà Bè (15 vị trí).


Theo website báo Sài gòn giải phóng ngày 23/12/2006


Nguyên
nhân ngập úng do đô thị hoá: Quá trình đô thị hoá thành phố đã làm giảm
sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực. Đối với nội thành, phần lớn
đất đai được bê tông hoá, nhựa hoá xây dựng nhà, công xưởng, đường sá.
Do vậy, khi mưa xuống, hầu như toàn bộ mưa đều tập trung thành dòng
chảy (đường trở thành sông cũng chính vì vậy), không thể thấm xuống đất
để giảm bớt lượng dòng chảy tập trung Tệ hơn, hệ thống kênh rạch, ao hồ bị san lấp vô tội vạ như rạch
Ông Kích, rạch Bà Lài, rạch Cụt, Bình Tiên, Bà Lài, Đầm Sen, ao Sen,
v.v…Nhiều kênh rạch khác đang ở trong tình trạng báo động đỏ như rạch
Lăng, rạch Bình Lợi, rạch Văn Thánh,…


Nguyên
nhân ngập úng do ý thức của người dân chưa cao: Người dân thường có
những hành vi như xả rác bừa bãi ra đường dẫn đến bít đường ống tiêu
thoát nước làm cho tình trạng tiêu thoát nước khó khăn. Bên cạnh đó,
TP.HCM cũng đang trong quá trình phát triển và đang là “đại công trường
xây dựng” với rất nhiều xe cộ thực hiện vận chuyển các vật liệu xây
dựng như cát sỏi gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các hố ga,
miệng cống làm giảm tiết diện tải nước cũng như làm tăng độ nhám của hệ
thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng
ngập úng trầm trọng hơn. Mặt khác nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất
thể tích trữ nước.


Nguyên
nhân ngập úng do công tác quản lý đô thị kém: Việc quản lý kém có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Trên thực tế, hiện trạng
các hệ thống công trình tiêu còn thiếu, còn yếu thì điều rõ ràng giải
quyết tốt các vấn đề tiêu thoát một cách triệt để là khó khả thi, và
thực tế đã chứng minh điều này. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng mới, cải
tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước đối với TP.HCM cần có nguồn vốn
lớn. Tuy nhiên, vấn đề này còn có nguyên nhân chủ quan là tiến độ thực
hiện các dự án, giải quyết vấn đề thường chậm, mối liên hệ phối hợp
trong nghiên cứu, chủ động tìm giải pháp thích hợp chưa được quan tâm
đúng mức.

Dự
án kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên có ý nghĩa tiêu thoát
nước, chống ngập úng, cải thiện ô nhiễm môi trường và chỉnh trang đô
thị dọc theo các con kênh của 8 quận ở TPHCM. Bình Tân là một trong
những quận có nhiều hộ dân và doanh nghiệp bị giải tỏa nhất trong dự án
này, với kinh phí bồi thường 1.003 tỷ đồng, chiếm gần 2/3 vốn dành cho
công tác giải phóng mặt bằng của dự án. Thế nhưng, đến nay, Hội đồng
giải phóng mặt bằng quận Bình Tân mới chi 87 tỷ đồng đền bù cho
348/2.297 hộ dân, quá chậm so với tiến độ.



Ông Trần Minh Hải, đội trưởng đội thi công gói thầu số 4 trên đoạn kênh
Tham Lương từ cầu Bà Hom đến cầu An Lạc than: “Từ tháng 8-2005 cho đến
nay mới nhận hai mặt bằng thi công cống hộp nhưng một mặt bằng ở đầu
tuyến và một mặt bằng ở cuối tuyến kênh làm cho chúng tôi rất khó thi
công. Gói thầu số 4 có 13 cống hộp, hai cửa xả, theo kế hoạch chúng tôi
phải xây xong trong 270 ngày. Thế nhưng, đến nay đã hơn 370 ngày mà mới
nhận được mặt bằng có bấy nhiêu”.
Theo website báo Sài gòn giải phóng ngày 7/12/2006

II. Hướng giải quyết đối với bài toán tiêu thoát nước



Hướng giải quyết đối với bài toán tiêu thoát nước TP.HCM
không chỉ dừng lại về mặt kỹ thuật đơn thuần mà là bài toán 3E gồm: kết
hợp bài toán kỹ thuật (Engineering), bài toán môi trường (Environment),
và bài toán kinh tế (Economic). Bài toán kỹ thuật
là bài toán đơn giản về nguyên lý, nhưng các vấn đề cụ thể trong một
tổng thể phức tạp của cả một hệ thống sông kênh chằng chịt chịu nhiều
tác động ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai-Sài Gòn cũng như các tổ hợp giữa
các yếu tố mưa, lũ trên sông, triều từ biển Đông là những vấn đề vẫn
chưa có lời giải rõ ràng và cần phải có đầu tư nhất định. Bài toán môi trường
quả là một bài toán phức tạp. Bài toán môi trường bao gồm cả vấn đề môi
trường tự nhiên, cảnh quan,… và cả môi trường xã hội (ý thức cộng đồng,
các vấn đề phối hợp trong chỉ đạo, quản lý, thực hiện,…). Thực tế bài
toán cốt nền ở khu đô thị Thủ Thiêm và một số dự án lân cận của quận 2
(An Khánh, Thạnh Mỹ Lợi, Khu công nghiệp Cát Lái,...) đã tốn không ít
giấy mực, thời gian của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trong vấn đề
tìm ra giải pháp hợp lý giữa cảnh quan, môi trường và nhu cầu chống
ngập úng cho khu vực này. Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong phối
hợp thực hiện, trong bảo vệ môi trường; sự phối hợp giữa các ban ngành,
các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện, xây dựng, vận hành,… sẽ
vẫn cần nhiều thời gian hơn nữa để hoàn thiện. Bài toán kinh tế
có lẽ là bài toán gây đau đầu nhất cho các nhà quản lý. Vốn cần thiết
đầu tư xây dựng hệ thống lớn nhưng tìm đâu ra quả là vấn đề không nhỏ
trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Trên thực tế, bài toán tiêu thoát
nước không dễ giải như nó đã cho thấy hơn một thập kỷ qua không chỉ ở
TP.HCM mà cả ở nhiều đô thị khác trong và ngoài nước.


Tuy nhiên, nếu biết chỉ ra đúng nguyên nhân, biết phối hợp một cách hợp lý giải các bài
toán trong bối cảnh tổng thể, ñoàng boä với mục đích chung mà ở đó có
sự đồng thuận cao cả về mặt khoa học kỹ thuật và xã hội
thì sẽ giải quyết được “vấn nạn” ngập úng, tiêu thoát nước.


Để giải quyết vấn đề ngập úng, một số các giải pháp, biện pháp chống ngập cần thiết có thể tổng hợp như sau:



Admin
Admin
Administrator
Administrator

Nam
Tổng số bài gửi : 893
Age : 36
Đến từ : BKU
Nghề nghiệp : Vẫn chưa đi làm, công việc chính hiện tại vẫn là học.
Registration date : 03/06/2007

http://www.tainguyennuoc.com/

Về Đầu Trang Go down

Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh Empty Re: Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bài gửi by Admin Fri Oct 17, 2008 7:58 am

Đối
với ngập úng do mưa: Mưa là yếu tố khách quan, con người không thể
chống mưa được. Tuy nhiên, để giảm mức độ ngập do mưa sinh ra thì cần
phải có những nghiên cứu thật cụ thể để hiểu rõ hơn tính chất, đặc điểm
của mưa (mưa xảy ra khi nào, cường độ bao nhiêu, trong thời gian bao
lâu,...) để từ đó thiết kế các công trình tương ứng,... và đây là vấn
đề cần được thực hiện nghiên cứu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan nghiên cứu, cơ quan quản lý trong việc tìm ra lời giải phù hợp, có
được sự đồng thuận cao về mặt khoa học. Một số giải pháp chung như chôn
mưa (bằng cách khoan các hệ thống ống ngầm vào sâu trong đất để chôn
nước), trữ mưa (trữ mưa từ các mái nhà, sân,…để tiêu sau), xây dựng hồ
điều hòa (trữ mưa ở những vùng có diện tích lớn,…) đã được đề xuất. Các
vấn đề cụ thể liên quan như ở đâu, quy mô ra sao, giải quyết vấn đề ở
mức độ nào, lúc nào thì có thể thực hiện được,… thì cần phải được
nghiên cứu một cách đầy đủ, cuï theå hôn..


Đối
với ngập úng do cao độ: Theo nguyên lý chung, những nơi thấp (kể cả cục
bộ và diện rộng) nước tập trung đến làm cho khu vực đó bị úng ngập.
Nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề này là tìm cách thoát lượng nước
ngập úng đó đến nơi có thể chứa được hoặc là tìm mọi cách ngăn chặn
không cho lượng nước ngoại lai chảy đến. Giải pháp chung cho vấn đề này
thì có thể là tiêu bằng trọng lực (tức là tìm cách, tìm đường thoát cho
lượng nước úng ngập tự chảy đến vùng thấp hơn), hoặc bằng động lực tức
là dùng bơm để đưa lượng nước đó ra khỏi vùng cần thoát ngập, hoặc là
bằng hệ thống đê kè cần thiết ngăn chặn không cho lượng được đó đến
được nơi nó có thể đến, hoặc là kết hợp của nhiều phương pháp nói trên.
Tuy nhiên, các vấn đề cụ thể như ở khu vực nào, quy mô như thế nào,…
thì cần phải có những tổng hợp đánh giá, nghiên cứu cụ thể.


Ngập
úng do ảnh hưởng triều: Giải pháp ngăn triều truyền thống là xây dựng
các hệ thống cống, đê, trạm bơm hoặc kết hợp cả hai vừa cống vừa đê để
ngăn đỉnh triều... Bên cạnh đó, nghiên cứu lợi dụng chân triều để tiêu
nước là một trong những giải pháp cần được ưu tiên xem xét.


Ngập
úng do lũ: TP.HCM nằm ở hạ lưu chịu tác động trực tiếp của lũ từ các
sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Ngoài biện pháp lên đê, xây cống để ngăn
nước lũ không cho ảnh hưởng đến vùng tiêu, thì việc phối hợp với các cơ
quan quản lý hệ thống các công trình hồ chứa lớn ở thượng lưu nhằm làm
giảm đến mức thấp nhất lượng nước lũ xả trong các thời kỳ mưa lớn,
triều cường là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn.


Đối
với hệ thống cống kênh tiêu cũ cần cải tạo lại bằng cách nạo vét, làm
cửa ngăn triều kết hợp đê bao ở những nơi cần thiết. Ngăn chặn một cách
triệt để việc san lấp sông kênh không theo quy hoạch, buộc tái lập hiện
trạng các kênh tiêu đã bị san lấp gây ra tình trạng ngập úng,…


Để
giảm bớt việc úng ngập thường xảy ra như vùng đô thị hiện hữu, việc đô
thị hoá ở những vùng mới phải có quy hoạch, quy định cụ thể tỷ lệ bê
tông hoá và diện tích hồ điều tiết. Đối với vùng ven còn diện tích đất
trống thì nhất thiết phải có quy hoạch, quy định cụ thể về diện tích hồ
điều tiết.


Khu
mới xây dựng ngoài quy định cốt nền xây dựng, cần xác định cốt đáy của
các hệ thống cống sao cho ít bị ảnh hưởng triều trong tiêu thoát, và có
tính đến trường hợp mực nước biển dâng cao hơn trong các thập niên tới
(giải quyết bằng bài toán thuỷ lực nối hệ thống cống ngầm với hệ thống
kênh rạch ảnh hưởng triều).


Thường
xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức của nhân dân (kể cả trên các phương
tiện thông tin đại chúng, trong các chương trình giáo dục, kể cả các
biện pháp hành chính,…) để từ giảm bớt đến không xả rác ra đường, xuống
hệ thống tiêu nước.


Ngoài
các giải pháp chính cho việc tiêu thoát chống ngập úng, vấn đề tiêu
thoát nước thải, cải tạo môi trường được TP.HCM quan tâm, nghiên cứu và
đang thực hiện.


Đối
với tiêu thoát nước thải khu vực nội thành: Vấn đề này đã được nghiên
cứu nhiều như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hoá-Lò Gốm, Kênh Đôi-Kênh Tẻ,
Tham Lương-Bến Cát,... Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện, giám sát
chất lượng nhằm đưa các dự án vào thực tế một cách hiệu quả.


Đối
với tiêu thoát nước bẩn vùng ngoại thành ven đô: Đây là một vấn đề cần
được quan tâm và nghiên cứu đúng mức trong thời gian tới. Các khu công
nghiệp đã và đang được chuyển dịch từ nội thành ra ngoại thành có nguy
cơ làm tăng sự ô nhiễm vùng ngoại thành. Vùng ngoại thành là vành đai
xanh, là vườn rau cho nội thành nhưng đất đai thì ngày càng bị thu hẹp
(đất nông nghiệp bị giảm đi), mặt khác đất sản xuất nông nghiệp ngày
càng bị ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm trầm trọng nhưng nhiều nơi vẫn cứ sản
xuất rau tiềm ẩn một nguy cơ có hại đối với sức khoẻ cộng đồng.


Từ những vấn đề trên, muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm cho vùng ngoại thành cần phải:

Phát
triển các khu công nghiệp theo quy hoạch và nhất thiết phải có xử lý ô
nhiễm, không gây ảnh hưởng cho môi trường xung quanh.


Phải có quy hoạch phát triển nông nghiệp cho vùng ngoại thành với yêu cầu là đất dùng cho sản xuất nông nghiệp phải là đất sạch.

Đưa ra biện pháp công trình cho hợp lý.
III. Kiến nghị, đề xuất phối hợp thực hiện



Ngập
úng và tiêu thoát nước (cả nước mưa, ngập úng do triều, và thoát nước
bẩn) đã và đang trở thành bài toán khó không chỉ về mặt kỹ thuật do
tính phức tạp của hệ thống liên quan, về vốn đầu tư xây dựng lớn mà cả
về quản lý vận hành hệ thống các công trình trong điều kiện hiện nay
của thành phố. Bên cạnh đó, việc quản lý giáo dục ý thức người dân
trong việc thực hiện cũng như đóng góp vào vận hành hệ thống các công
trình này một cách hiệu quả là cả quá trình phấn đấu đòi hỏi phải có sự
đồng lòng và quyết tâm của cả chính quyền và người dân vì chất lượng
cuộc sống của chính mình.


Để giải quyết bài toán tiêu thoát nước TP.HCM một cách cơ bản, có hệ thống cần phối hợp tiến hành các nội dung sau:

Các
đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi trước, minh chứng rõ các
cơ sở khoa học để áp dụng vào quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết
tiêu thoát nước TP.HCM.


Cập
nhật các thông tin, tư liệu cơ bản, với phương pháp tiếp cận hệ thống,
tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể tiêu thoát nước TP.HCM cả nội và
ngoại thành trong chiến lược tổng thể liên vùng. Kết hợp bài toán tiêu
thoát nước với bài toán chất lượng nước của cả vùng.


Xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng khu vực, quận, huyện gắn kết với quy hoạch tổng thể tiêu thoát nước TP.HCM.

Phối
hợp chặt chẽ với sự đồng thuận cao giữa các cấp lãnh đạo, giữa các
ngành liên quan, các nhà khoa học cũng như sự hợp tác của người dân với
ý thức cao về bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề mấu chốt để
đạt được các mục tiêu đề ra.


Do
bài toán tiêu thoát nước TP. HCM rất phức tạp nên cần có sự cộng tác,
giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong khu vực và trên
thế giới.


TP.HCM
nằm ở vùng hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai chịu tác động trực tiếp của cả
hệ thống, những vấn đề liên quan đến tiêu thoát nước của TP.HCM
không còn bó hẹp trong phạm vi thành phố mà ảnh hưởng chung đến cả vùng
cũng như của cả quốc gia. Chính vì vậy, đầu tháng 11/2006, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có chỉ đạo Viện Quy
hoạch
Thuỷ lợi miền Nam phối hợp với các ban ngành TP.HCM cùng xây dựng quy
hoạch tiêu thoát nước TP.HCM. Trên tinh thần này, Viện Quy hoạch Thủy
lợi miền Nam kiến nghị TP.HCM sớm có chỉ đạo phối hợp cùng xây dựng quy
hoạch tiêu với các nội dung chính như sau:


1. Đánh giá một cách đầy đủ tình trạng ngập úng trên địa bàn TP.HCM: Việc
xác định một cách caên cô tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố
nhằm mục tiêu đưa ra những cảnh báo đầy đủ về thực trạng ngập úng của
thành phố đối với các cơ quan quản lý kể cả cấp trung ương, địa phương
cũng như cho người trên địa bàn để từ đó xác định rõ hơn trách nhiệm
của mình trong bối cảnh hiện tại của thành phố. Các công việc chính của
nội dung này là thu thập, tổng hợp các số liệu, dữ liệu liên quan trên
địa bàn TP.HCM để từ đó tổng hợp xác định rõ bức tranh tổng thể về tình
trạng ngập úng của toàn thành phố cũng như các khu vực cụ thể. Ngoài
ra, nội dung nghiên cứu này cũng xác định, dự báo tình hình diễn biến
ngập úng trong các giai đoạn tiếp theo.


2. Xác định rõ các nguyên nhân của tình trạng ngập úng, đề xuất giải pháp:
Đối với bất kỳ vấn đề nào thì việc xác định rõ các nguyên nhân gây nên
tình trạng của vấn đề đó như nguyên nhân là gì, đâu là nguyên nhân
chính, mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào,...
là một trong những vấn đề cần phải được xác định một cách đầy đủ, rõ
ràng. Có như thế thì việc giải quyết các vấn đề mới được hợp lý và cụ
thể. Trên cơ sở các nguyên nhân được xác định, nghiên cứu xây dựng các
giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cụ thể. Các giải pháp giải
quyết vấn đề tiêu thoát nước TP.HCM cần phải có những giải pháp chiến
lược mang tính lâu dài, tổng thể cho toàn khu vực cũng như các giải
pháp cụ thể ứng với các khu vực riêng biệt.
Trên cơ sở đó, xác
định các giải pháp đối với các khung trục tiêu chính, các trục tiêu cho
các khu vực cụ thể,... Công việc chính của nội dung này là phân tích,
đánh giá xác định các nguyên nhân trên cơ sở các dữ liệu được thu thập.
Bên cạnh đó, để có cơ sở đề xuất các giải pháp hợp lý thì việc xây dựng
các mô hình toán, cụ thể là các mô hình thủy lực, nhằm xem xét các diễn
biến của nó dưới những tác động khác nhau của các phương án đề xuất cần
phải được thực hiện.


3. Đề xuất các giải pháp và tiến trình thực hiện quy hoạch: Trên
cơ sở các giải pháp đề xuất, nghiên cứu xây dựng tiến trình thực hiện
quy hoạch nhằm đạt được mục tiêu của nghiên cứu là giải quyết các vấn
đề tiêu thoát nước TP.HCM đáp ứng được các nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn.


Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong việc xây dựng quy hoạch thủy
lợi, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn các tỉnh thành phía Nam, trong địa bàn TP.HCM.
Để thực hiện tốt quy hoạch tiêu thoát nước ở TP. HCM, rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố và sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đặc biệt là Sở Giao thông Công chánh.








TS Tô Văn Trường
Vi
n trưởng Vin Quy hoch Thu li min Nam
Admin
Admin
Administrator
Administrator

Nam
Tổng số bài gửi : 893
Age : 36
Đến từ : BKU
Nghề nghiệp : Vẫn chưa đi làm, công việc chính hiện tại vẫn là học.
Registration date : 03/06/2007

http://www.tainguyennuoc.com/

Về Đầu Trang Go down

Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh Empty Re: Tiêu thoát nước ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết