XD05BTL - Những năm tháng ở giảng đường BKU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam.

Go down

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam. Empty Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam.

Bài gửi by Admin Sun Apr 27, 2008 7:05 pm

Hiện
nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có
nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính
sách và pháp luật về bảo vệ môi trường,
nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề
rất đáng lo ngại.







Tốc
độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự
gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối
với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường
nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp
và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước
thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm
môi trường nước do không có công trình và thiết bị
xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản
xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở
ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và
bột giấy, nước thải thường có độ
pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá
(BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến
700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng...
cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.



Hàm lượng
nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-)
vượt đến 84 lần, H2S vượt
4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần
tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề
các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.



Mức
độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp,
khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất
lớn.



Tại cụm
công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh,
nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước
thải công nghiệp với tổng lượng nước
thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy,
bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái
Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ
các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép,
luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng
lượng nước thải khu vực thành phố
Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu;
nước thải từ sản xuất giấy có pH từ
8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng
chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi
khó chịu



Khảo
sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng,
nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy
có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử
lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường
trong khu vực.



Tình trạng
ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất
là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
ở các thành phố này, nước thải
sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà
trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ,
kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở
sản xuất không xử lý nước thải, phần
lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn
chưa có hệ thống xử lý nước thải; một
lượng rác thải rắn lớn trong thành phố
không thu gom hết được
là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức
độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành
phố lớn là rất nặng.




thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải
của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện
mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử
lý nước thải, chiếm 25% lượng nước
thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất
có xử lý nước thải; lượng rác thải
sinh hoại chưa được thu gom khoảng
1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ,
kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà
tan, các chất NH4, NO2, NO3
các sông, hồ, mương nội thành đều vượt
quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh
thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày;
chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý
nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất
gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.



Không chỉ
ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các
đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,
Nam Định, Hải Dương
nước thải sinh
hoạt cũng không được xử lý độ ô
nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận
nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn
cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD;
COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần,
thậm chí 20 lần TCCP.



Về
tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực
sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần
76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi
cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn
các chất thải của con người và gia súc không
được xử lý nên thấm xuống đất hoặc
bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn
nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật
ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi
từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu,
tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới
tiêu.



Trong sản
xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở
sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh
hưởng lớn đến môi trường nước
và sức khoẻ nhân dân.



Theo thống
kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt
nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản
đến năm 2001 của cả nước là 751.999
ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu
quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã
gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường
nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và
không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ
sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy
ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị
ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một
số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một
số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu
xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một
số vùng ven biển Việt Nam.



Có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng
ô nhiễm môi trường nước, như sự gia
tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu
kém, lạc hậu: nhận thức của người
dân về vấn đề môi trường còn chưa cao
Đáng
chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản
lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của
nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ
chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo
vệ môi trường nước chưa sâu sắc và
đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi
trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm
trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối
với đời sống con người cũng như sự
phát triển bền vững của đất nước.
Các quy định về quản lý và bảo vệ môi
trường nước còn thiếu (chẳng hạn
như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật
phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn
nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa
các cơ quan, các ngành và địa phương chưa
đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định
trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có
các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính
để quản lý và bảo vệ môi trường
nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính,
thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường
nước.



Ngân sách
đầu tư cho bảo vệ môi trường nước
còn rất thấp (một số nước ASEAN đã
đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường
là 1% GDP, còn ở Việt
Nam mới chỉ đạt
0,1%). Các chương trình giáo dục cộng
đồng về môi trường nói chung và môi trường
nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản
lý môi trường nước còn thiếu về số
lượng, yếu về chất lượng (Hiện
nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản
lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một
số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu
dân)...

(Theo VOV)
Admin
Admin
Administrator
Administrator

Nam
Tổng số bài gửi : 893
Age : 36
Đến từ : BKU
Nghề nghiệp : Vẫn chưa đi làm, công việc chính hiện tại vẫn là học.
Registration date : 03/06/2007

http://www.tainguyennuoc.com/

Về Đầu Trang Go down

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam. Empty Re: Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam.

Bài gửi by Admin Sun Apr 27, 2008 7:06 pm

Chiến lược bảo vệ
và phát triển bền vững đất ngập nước.




Hưởng
ứng chủ đề môi trường toàn cầu
năm nay về "Bảo vệ đất ngập
nước
", dự thảo Chiến lược Bảo
vệ & Phát triển bền vững đất ngập
nước của Việt Nam vừa được xây dựng
và đưa ra thảo luận tại hội thảo quốc
gia "Đất ngập nước Việt Nam"
do Hội Sinh thái học Việt Nam, Hội Động vật
học Việt Nam và Bộ môn Động vật có
Xương sống (Khoa Sinh học, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên) phối hợp tổ chức
ở Hà Nội từ 10- 11/10.


Trong số
5 mục tiêu trước mắt của chiến lược,
đáng chú ý có mục tiêu chấm dứt sử dụng
không bền vững đất ngập nước, quá chú
trọng tới lợi ích kinh tế trước mắt
hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất thiếu cơ sở khoa học, mục tiêu bảo
vệ các giá trị đa dạng sinh học hiện còn của
hệ sinh thái đất ngập nước và mục
tiêu khôi phục lại hệ sinh thái đất ngập
nước ở những vùng nhạy cảm về môi
trường cũng như áp dụng các hệ canh tác kết
hợp nông - lâm - ngư bền vững.


Mặc
dù an ninh lương thực chưa
được đảm bảo, Việt
Nam đã vượt qua thời
kỳ khó khăn về lương thực. Đã đến
lúc cần nghĩ đến việc có cần phải
khai thác triệt để các vùng đất có khả
năng phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển
trồng lúa nước, hay không...







Sông
Hương đổi màu


Sau
cơn lũ nhỏ đầu mùa (hôm 19-Cool, nước
sông Hương bắt đầu bị đục.
Tưởng như mọi năm nước sẽ trong
trở lại sau vài ngày lũ rút, nhưng từ đó
đến nay nước sông vẫn cứ đỏ quạch.
TS Hồ Ngọc Phú, nguyên trưởng ban quản lý dự
án sông Hương, cho biết mọi năm nước
sông chỉ đục khi có lũ báo động 2 trở
lên, và chỉ có màu vàng do đất cát trên bề mặt
gò đồi bị rửa trôi; còn lần này là màu đỏ
với những hạt đất đỏ bazan rất
mịn nằm lơ lửng trong nước tạo
thành thứ dung dịch huyền phù, không lắng
được ngay cả khi dòng chảy chậm.


Kết
quả khảo sát của Sở Khoa học - Công nghệ
môi trường Thừa Thiên - Huế (hôm 6-10) đã cho
thấy rõ hơn sự bất thường đó. Tại
vị trí Đập Đá ở trung tâm thành phố,
độ đục trên lớp nước mặt
đo được là 81 NTU (đơn vị quốc tế
đo độ đục của nước, chỉ số
của nước bình thường khoảng 20 - 40 NTU),
trong khi nước bên nhánh sông Như ý cạnh đó chỉ
19 NTU. Khi chiếc thuyền đi đến ngã ba Tuần,
tất cả thành viên đoàn khảo sát đều ồ
lên trước hình ảnh tương phản: một
bên là dòng nước trong xanh của dòng Tả Trạch,
một bên là dòng nước đỏ ngầu đổ
ra từ dòng Hữu Trạch. Khúc sông Hương ở
ngã ba (do hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch hợp
thành) chia thành hai phần xanh - đỏ rất rõ nét.


trước lăng Minh Mạng độ
đục của tầng nước mặt là 240 NTU,
nhưng đến chân cầu Bình Thành đã lên đến
704 NTU. Rõ ràng đang có sự tác động môi trường
rất lớn ở phía thượng nguồn Hữu Trạch.


Nếu
như người dân cố đố ngậm ngùi vì
sông Hương, con sông tâm hồn của ngươi Huế,
đã đổi màu thì liền đó là những âu lo về
nguồn nước sinh hoạt. Theo phòng hóa nghiệm của
Công ty Cấp thoát nước Huế, chi phí để sản
xuất nước sinh hoạt phải tăng lên do phải
thêm hóa chất lọc cũng như chu kỳ súc lọc
bể chứa phải gia tăng. Anh Võ Đại Thu, sống
bên sông Hữu Trạch (thuộc xã Hương Thọ,
Hương Trà), cho biết xưa nay người dân ở
đây quen uống nước sông nên cả tháng nay phải
khổ cực vì không có nước; áo quần giặt
xong là như nhuộm màu vàng.


Vào những
hôm có mưa lớn đầu nguồn, dòng nước
đỏ đó kéo dài ra tận cửa sông, nhuộm
đỏ mặt phá Tam Giang. TS Võ Văn Phú, chủ nhiệm
bộ môn tài nguyên và môi trường (khoa sinh học
ĐH Khoa học Huế), cho biết chất huyền
phù đó ắt sẽ gây ô nhiễm môi trường và tổn
hại đến nguồn tài nguyên sinh vật trong đầm
phá.


Giải
pháp nào?


Theo ông Nguyễn Hữu
Quyết, phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ
môi trường Thừa Thiên - Huế, nguyên nhân của sự
bất thường này có thể do các công trường
xây dựng ở đầu nguồn đang thi công với
cường suất lớn, khi mưa lớn đất
đá theo các khe suối đổ về. TS Hồ Ngọc
Phú khẳng định đoạn đường mới
mở xuyên rừng A Roàng phải bạt cả những
sườn núi và đào hầm để mở
đường. Thứ đất đỏ bazan trong
lòng núi hạt rất mịn và khó lắng trong nước,
khác với đất cát pha trên bề mặt đồi
núi. Ông Nguyễn Hữu Quyết cho biết Sở đã
gửi công văn cho Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ
Khoa học - Công nghệ và Bộ Nông nghiệp - Phát triển
nông thôn để nhờ các cơ quan trung ương giải
quyết cũng như can thiệp bằng các giải
pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm
này vẫn chưa có thông tin phản hồi nào từ phía
các cơ quan trung ương.


Tuổi trẻ - Minh Tự
Admin
Admin
Administrator
Administrator

Nam
Tổng số bài gửi : 893
Age : 36
Đến từ : BKU
Nghề nghiệp : Vẫn chưa đi làm, công việc chính hiện tại vẫn là học.
Registration date : 03/06/2007

http://www.tainguyennuoc.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết